Cung Điện Hoàng Gia Tại Campuchia

Top TravelsCung Điện Hoàng Gia tại Campuchia nằm tại trung tâm thủ đô Phnom Penh, cung điện được xây dựng 1866, là nơi tập hợp của các tòa nhà gồm: Điện khánh Tiết, Điện Phochani và chùa Bạc… để Hoàng Gia Vương Quốc Campuchia sống và sinh hoạt, đây là nơi thiết triều và thực hiện những lễ nghi hoàng gia.

Cung Điện Hoàng Gia Tại Campuchia

Cung Điện Hoàng Gia là một công trình được xây dựng kiên cố gồm nhiều tháp cao chót vót, một kiến trúc không pha lẫn vào đâu được của đất nước chùa tháp, các công trình được trang trí rất công phu và chăm sóc các vườn hoa rất kỹ lưỡng.

Kiến trúc Cung Điện Hoàng Gia Tại Campuchia

Cung Điện Hoàng Gia gồm các công trình tiêu biểu sau đây :

1. Phòng Khánh Tiết 

– Là nơi nhà vua và đại thần thiết triều. Phòng Khánh Tiết được xây dựng 2 lần, lần đầu tiên xây dựng năm 1869 đến 1870 mới hoàn thành xây dựng hoàn toàn bằng gỗ dưới thời vua Norodom. Đến thời vua Sisowath ông đã cho phá hủy vào năm 1915 và khởi hành xây lại vào năm 1917 đến năm 1919 mới hoàn thành, chính là tòn nhà hiện nay vẫn còn và đưa vào khai thác du lịch.

Cung Điện Hoàng Gia Tại CampuchiaCung Điện Hoàng Gia Tại Campuchia

Cung Điện Hoàng Gia Tại Campuchia

– Tòn nhà có diện tích là 30*60 với đỉnh cao là 59m, được xây dựng theo hướng đông, hướng mặt trời mọc nên buổi sáng nhìn rất rực rở. Ngai vàng được đặt ngai giữ phòng chiếc ngai vàng sử dụng vào làm lễ đăng quang của các nhà vua, Phòng Khánh Tiết được trang trí hoa văn rất độc đáo và đầy tính nghệ thuật diễn tả truyền thuyết Khmer hóa.

2. Sân khấu Chanchhaya 

– Công trình sân khấu này cũng được xây dựng 2 lần, dưới thời vua Norodom xây dựng bằng gỗ, đến năm 1913 công trình này đã được vua Sisowath tái tạo và xây dựng công trình giống thiết kế ban đầu. Sân gấu Chanchhaya còn gọi là sân khấu Ánh Sáng, sân khấu là nơi biểu diễn các điệu múa cung đình, cũng là nơi diễn ra các bữa tiệc lớn trong cung đình, đôi khi cũng dùng là nơi để vua diễn thuyết cho nhân dân.

3. Điện nghỉ yên tĩnh (Hor Samran Phirun) 

– Điện nghỉ yên tĩnh được xây dựng 1917, là nơi nghĩ ngơi và thư giản của các vua chúa. Hiện nay điện dùng làm nơi trưng bài các kỷ vật của những nhà lãnh đạo nước ngoài.

Điện Hor Samran Phirun từng là nơi nghỉ ngơi, thư giãn của Quốc vương và là nơi ông đợi để cưỡi voi trong các dịp lễ của Hoàng gia. Ngày nay, điện này là nơi cất giữ nhạc cụ, đạo cụ biểu diễn cũng như trưng bày quà tặng của các nhà lãnh đạo trên thế giới tặng cho Quốc vương và Hoàng gia Campuchia.

4. Cung Điện Đồng (Hor Samrith Phimean) 

– Cung Điện Đồng được xây dựng 1917 là nơi trưng bày các trang phục và vật tượng trưng của hoàng gia, này nay là nơi trưng bày các trang phục của vua chúa, hoàng hậu, chén bát và các trang phục cung nữ trong suốt một tuần lễ cũng được trưng bày tại đây.

5. Điện Napoleon III 

– Được xem là công trình khác biệt so với các công trình mang phong cách Khmer xung quanh. Ngôi điện trên thực tế là công trình xây dựng vĩnh cửu đầu tiên trong khu vực Hoàng Cung, được xây dựng hoàn toàn bằng sắt. Nó là một công trình độc đáo dành cho nữ hoàng Eugenie nước Pháp, vợ vua Napoleon III, năm 1869 từng được sử dụng trong lễ khánh thành kênh đào Suez. Năm 1876, hoàng đế Napoleon III gửi tặng nhà vua Norodom. Các biểu tượng hoàng gia với chữ “N” trên các cửa và các mặt của ngôi nhà vinh danh Napoleon đã không cần phải đổi lại khi ngôi nhà được tặng cho nhà vua Norodom (tên của nhà vua cũng bắt đầu bằng chữ N). Ngôi nhà được trùng tu vào năm 1991 với sự trợ giúp tài chính từ chính phủ Pháp. Ngôi điện này ngày nay được sử dụng làm một bảo tàng nhỏ, trưng bày các bức ảnh và những sự kiện đáng nhớ của hoàng gia. Tuy nhiên, nó không được mở cửa cho du khách vào bên trong mà chỉ được chiêm ngưỡng bên ngoài. Chụp ảnh toàn cảnh ngôi điện đẹp nhất là vào buổi sáng sớm.

6. Điện Phochani 

– Là một sân khấu rộng dùng vào mục đích biểu diễn nghệ thuật, công trình được khánh thành năm 1912 do các nghệ nhân làm mộc nổi tiếng ở làng Diệc,Hưng Hà,Thái Bình,Việt Nam thiết kế và xây dựng. ngày nay được sử dụng làm nơi đón tiếp và hội nghị của hoàng gia. Cung điện Phochani – nơi biểu diễn các hoạt động nghệ thuật cung đình.

7. Damnak Chan 

– Ngày nay được sử dụng làm nơi làm việc của hoàng cung. Được xây dựng năm 1953 dành riêng cho Hội đồng cao cấp của nhà vua. Ngôi điện được sử dụng làm trụ sở của Bộ văn hoá trong những năm 1980 và Ủy ban cấp cao quốc gia Campuchia từ năm 1991- 1993. Damnak Chan thể hiện một số mặt không hợp lý của sự pha trộn phong cách nghệ thuật phương Tây và nghệ thuật truyền thống người Khmer. Sự pha trộn kiến trúc bất hợp lý thể hiện rõ ràng nhất là mái nhà mang phong cách kiến trúc Khmer nhưng tường bao quanh lại mang phong cách kiến trúc phương Tây. Điện không mở cửa cho du khách mà chỉ ngằm nhìn từ xa.

8. Vườn Hoa 

– Có thể nói vườn hoa Hoàng Cung là tập hợp nhiều cây kiểng quý và đẹp mắt, Hoàng Cung thu hút khách tham quan cũng nhờ vào khu vực trồng hoa cảnh được chăm chút kỹ lưỡng. Ngay cửa ra vào có trồng rất nhiều cây Sala – một loại cây của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Khu vực phía trong trồng rất nhiều cây bò cạp vàng và cây si trên trăm tuổi to lớn.

9. Chùa Bạc 

– Chùa Bạc có tên chính thức là Wat Preah Keo Morokat, có nghĩa là “Chùa Phật ngọc lục bảo”. Nền chùa được lát bằng 5000 miếng bạc, mỗi miếng nặng 1kg.Chùa được xây bằng gỗ năm 1892 dưới thời vua Norodom theo kiểu chùa Ngọc Phật của Thái Lan và được trùng tu vào năm 1962.

Cung Điện Hoàng Gia là điểm đến không thể bỏ qua khi đi du lịch Campuchia.

Hiện nay Cung Điện Hoàng Gia là nơi cho các du khách trong và ngoài nước tham quan với chi phí là :

– Vé vào cũng 3$/Người.
– Đem theo Camera phí 2$/Máy.
– Đem theo Video Camera 5$/Máy.
– Phí hướng dẫn một lần tham quan cung điện và chùa bạc là 5$.

Mở cửa hàng ngày từ Sáng 7h30 đến 11h30 – Chiều từ 14h đến 17h. Toàn bộ khu hoàng cung sẽ đóng cửa khi tổ chức các nghi thức ngoại giao hoặc ngày lễ truyền thống.

Các bạn có đến Campuchia thì hãy ghé tham quan Cung Điện Hoàng Gia nhé chúc các bạn có chuyến đi vui vẻ.

0939880920